VN HOUSE CENTER - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔI NHÀ VIỆT
MỘT SỐ BÀI TẬP ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC CHO TRẺ
Thứ ba - 10/09/2024 05:26
Con người có thể nhận biết, cảm nhận được thế giới xung quanh nhờ các giác quan cung cấp thông tin . Thế nhưng, đối với những đứa trẻ có sự khác biệt về cảm giác ( dù là quá nhạy cảm hay trơ lì cảm giác ) liệu có thể học cách chấp nhận và giải quyết được các vấn đề này hay không ? Các bài tập , trò chơi điều hòa cảm giác được thực hiện như mọt liều thuốc ¸ giúp các bé có thể điều chỉnh hành vi bất thường của mình , đáp ứng thích hợp với các thông tin tiếp nhận, từ đó dần tương tác với môi trường xung quanh.
Con người có thể nhận biết, cảm nhận được thế giới xung quanh nhờ các giác quan cung cấp thông tin . Thế nhưng, đối với những đứa trẻ có sự khác biệt về cảm giác ( dù là quá nhạy cảm hay trơ lì cảm giác ) liệu có thể học cách chấp nhận và giải quyết được các vấn đề này hay không ? Các bài tập , trò chơi điều hòa cảm giác được thực hiện như mọt liều thuốc ¸ giúp các bé có thể điều chỉnh hành vi bất thường của mình , đáp ứng thích hợp với các thông tin tiếp nhận, từ đó dần tương tác với môi trường xung quanh. 1. Rối loạn điều hòa cảm giác là gì và biểu hiện ra sao? Rối loạn điều hòa cảm giác ở trẻ là hiện tượng trẻ bị suy giảm hoặc mất đi các chức năng hoạt động các giác quan. Trong đó có 5 giác quan có vai trò quan trọng giúp con người cảm nhận được các kích thích từ môi trường bên ngoài : xúc giác , thính giác , vị giác , khứu giác và thị giác. Khi trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác, việc nghe , nhìn , cảm nhận , vận động khó khăn dẫn đến các hành vi , cử chỉ , bắt chước gặp trở ngại , thậm chí không thực hiện được. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một đứa trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác với các biểu hiện như : - Đi lang thang không có mục đích , phương hướng, thích đu đưa , leo trèo , chạy nhảy khắp nơi, thích chơi các trò chơi cảm giác mạnh , chân tay hoạt động liên tục… - Sờ, chạm đồ vật, quăng, ném, cắn, gặm, đập phá đồ đạc, ít khi biết đau khi ngã hay va chạm với đồ vật - Không có giao tiếp mắt hoặc thích nhìn những vật có ánh sáng lấp lánh , nổi bật hay các vật có chuyển động nhanh và quay tròn . Ngược lại cũng có những trẻ lại sợ ánh sáng , chỉ thích ở trong phòng tối. - Không thích được ôm hay sờ , phản ứng gay gắt khi có ai đó chạm vào cơ thể. - Không có phản ứng khi gọi tên, thờ ơ với tiếng nói của mọi người xung quanh . Hoặc có một số trẻ sợ tiếng ồn mạnh , giật mình liên tục khi có tiếng động dù chỉ là tiếng động nhẹ. - Ngửi các đồ vật , đồ chơi ,thức ăn , tóc của người khác , … - Thích ăn các thức ăn như gạo, hay xà bông , vữa trát tường , thức ăn có vị đậm đà , lạnh, nóng, cay, ngọt
2. Các bài tập điều hòa cảm giác . Đứng trước những khó khăn, hành vi mà trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác gặp phải , các nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra các bài tập giúp trẻ tập làm quen , thích ứng với môi trường và hạn chế các hành vi bất thường . Dưới đây là một số bài tập mà chúng ta có thể tham khảo :
Bài tập điều hòa xúc giác :
Bố mẹ có thể cùng tập với con bằng cách ôm lấy người trẻ , đan tay vào nhau hoặc vuốt ve , xoa bóp phần cánh tay , bàn tay, bàn chân , lưng của trẻ để trẻ làm quen với các va chạm cơ thể . Ngoài ra , có thể kết hợp với các bài tập trực quan như :
Cho con chơi đất nặn .
Cho con vẽ trên cát , mặt nước bằng tay của mình.
Chơi các đồ chơi có thể nắm , bóp …
Massage bằng bóng gai lên bề mặt da của trẻ.
b. Bài tập điều hòa thị giác . - Trường hợp trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện hoặc sợ ánh sáng, luôn tránh ánh nhìn từ mọi người, ngại tiếp xúc trực diện thì cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động như: Vẽ, sơn màu, cắt, xâu, nặn… hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi mắt trẻ phải nhìn một cách tập trung, để có thể định hướng cho bàn tay. - Ngoài ra, tăng cường sử dụng giao tiếp bằng mắt với trẻ trong quá trình nói hay hướng dẫn bằng việc, để đồ chơi mà con yêu thích trước mặt con rồi di chuyển theo các hướng để luyện mắt, giúp trẻ nhạy bén và cung cấp thêm những tín hiệu bằng mắt. - Tất cả các hoạt động này nên được thực hiện trong không gian vừa đủ, giúp trẻ tập trung và chú ý tối đa. Bài tập này sẽ dần hình thành cho trẻ sự mạnh dạn khi đối thoại với người khác, tăng khả năng cảm nhận bằng ánh mắt cũng như nhạy bén hơn . c. Bài tập điều hòa thính giác . - Nếu trẻ không phản ứng khi gọi tên có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cha mẹ có thể vỗ nhẹ xung quanh tai của trẻ, vuốt vành tai, khi cho con nghe nhạc cần điều chỉnh âm thanh theo các mức độ từ nhỏ đến lớn hơn một cách linh hoạt, cho con nghe những thể loại nhạc sâu lắng, du dương để tăng khả năng cảm nhận, con được nghe nhiều âm thanh thú vị hơn sẽ giảm bớt sự căng thẳng. d. Bài tập điều hòa vị giác . - Nên tập chung cho con nhai nhiều thức ăn, cho trẻ ăn uống đa dạng, không nên để con vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại sẽ làm giảm khả năng thưởng thức mùi vị đồ ăn. Nếu trẻ không thích thực phẩm nào hay phản ứng khi ăn món ăn đó thì hãy cho trẻ ăn ít một, xen kẽ với đồ ăn trẻ yêu thích hơn để con biết trân trọng đồ ăn. e. Bài tập điều hòa khứu giác . - Cho trẻ ngửi nhiều mùi vị từ đồ ăn, hoặc những mùi đặc biệt khác nhau từ những loại hạt, thậm chí có thể cho con ngửi những mùi đặc trưng như các loại mắm… nhằm giúp tăng sự cảm nhận cho trẻ, từ đó có thể nhận biết những mùi thích và mùi trẻ không thích qua biểu cảm và hành vi phản ứng. f. Bài tập điều hòa tiền đình. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên áp dụng các bài tập về vận động, hỗ trợ giữ thăng bằng cho những trường hợp trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hòa tiền đình. Trẻ cần tham gia vào các hoạt động vận động linh hoạt để có thể hỗ trợ cải thiện và rèn luyện các chức năng liên quan. Trẻ tự kỷ cần được gia tăng các hoạt động về thể chất, vận động xương khớp.
Tuy nhiên, những đứa trẻ này thường có xu hướng tăng động, không chịu ngồi yên và khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình. Do đó, cần cho trẻ tham gia vào một số trò chơi thúc đẩy sự tập trung chú ý trước khi bắt đầu các hoạt động ngoài trời. Cụ thể một số bài tập hữu ích như:
Nhảy tại chỗ
Bật xa
Nhảy dây
Vượt chướng ngại vật
Lăn người về phía trước
Xoay tròn
Đạp xe đạp
j. Bài tập điều hòa cảm thụ bản thể Để kích thích hoạt động của cơ, xương khớp của trẻ tự kỷ thì việc áp dụng các bài tập với cường độ nặng, phức tạp, đòi hỏi khả năng tập trung cao về xúc giác chính là lựa chọn phù hợp nhất. Trẻ cũng cần học cách nhận biết các vị trí, bộ phận trên cơ thể để cảm nhận rõ hơn về bản thân. Cụ thể một vài bài tập phù hợp như:
Bò dưới gầm bàn, bò theo đường thẳng
Chạy nhảy
Kéo, đẩy các đồ vật nặng
Mang, vác các vật nặng khi di chuyển, bò trườn
Xúc cát
Nhai, cắn thức ăn
Dùng ống hút, thổi sáo, kèn
3 .Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác. Trong quá trình áp dụng các bài tập, cha mẹ cần lưu ý: - Cường độ và tần suất bài tập còn phụ thuộc vào mức độ sức khỏe, khả năng của mỗi trẻ.Thực hiện các bài tập có mức độ thấp và tăng dần cường độ khi trẻ đã thích ứng với cường độ cũ. - Nếu trẻ có ý né tránh và luôn sợ hãi thì nên áp dụng các bài tập một cách nhẹ nhàng từng động tác một, để trẻ có thời gian làm quen rồi tăng dần mức độ. - Với những trẻ không hợp tác hoặc gặp khó khăn khi thực hiện thì các bạn không nên cố gượng ép, mà cần nghe lời khuyên từ chuyên gia. Trên đây là các thông tin liên quan đến các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ mà trung tâm gửi đến các bạn, mong rằng nó có ích cho những băn khoăn của các phụ huynh, bạn có thể liên hệ với trung tâm VNHOUSE – tại đây chúng tôi có đội ngũ chuyên gia sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho bé yêu của bạn. MỘT SỐ BÀI TẬP ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC
Tác giả bài viết: VN House
Thông tin được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng Ngôi Nhà Việt - Vn House Center - Vui lòng ghi rỏ thông tin khi dẫn lại nguồn từ Vnhouse.vn
Là trung tâm tiên phong nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong nước và quốc tế vào can thiệp toàn diện.
Với đội ngũ nhân viên tâm đức sáng – chuyên môn cao, những thạc sỹ, bác sỹ, chuyên viên phục hồi chức năng, giáo dục đăc biệt... tâm huyết, nhiệt tình...