DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Thứ sáu - 26/07/2024 11:06
Rối loạn phổ tự kỷ là một phổ rối loạn bao gồm những rối loạn về tâm lý - thần kinh, là rối loạn phát triển lan tỏa với mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm ở trẻ em trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài cả cuộc đời.
Giáo viên tại trung tâm đang sử dụng phương pháp PESC trong can thiệp
Giáo viên tại trung tâm đang sử dụng phương pháp PESC trong can thiệp
        DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
                                      

KHÁI NIỆM
Rối loạn phổ tự kỷ là một phổ rối loạn bao gồm những rối loạn về tâm lý - thần kinh, là rối loạn phát triển lan tỏa với mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm ở trẻ em trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài cả cuộc đời.
Biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ biểu hiện trên 3 lĩnh vực:
- Tương tác xã hội;
- Giao tiếp;
- Hành vi định hình, ý thích thu hẹp.
Các đặc trưng của rối loạn phổ tự kỷ:
- Suy giảm chất lượng quan hệ xã hội: Thiếu giao tiếp và thiếu phản ứng xã hội với trẻ khác, không chơi với trẻ cùng trang lứa, không kết bạn, hòa nhập.
- Các hành vi lặp đi lặp lại, mang tính rập khuôn, các sở thích hoặc hoạt động hạn chế.
- Ngôn ngữ phát triển chậm trễ và không theo quy luật tiến triển thông thường.
- Các rối loạn đi kèm xung động, kích động, tăng hoạt động, nhận biết kém, sợ hãi quá mức, ăn uống khó khăn.
KHIẾM KHUYẾT CỦA TRẺ MẮC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
  Mỗi trẻ rối loạn phổ tự kỷ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên có 3 biểu hiện được cho là khiếm khuyết chung của trẻ rối loạn phổ tự kỉ: Khiếm khuyết về ngôn ngữ; Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội; Tư duy cứng nhắc và hành vi định hình.
- Khiếm khuyết về ngôn ngữ: chậm hoặc hoàn toàn chưa phát triển ngôn ngữ nói, được thể hiện qua tương tác, bắt chước ngôn ngữ, suy kém rõ rệt về khả năng khởi đầu hay duy trì một đối thoại với người khác.
- Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội rõ rệt trong các hành vi không lời như giao tiếp bằng mắt, biểu lộ qua nét mặt, tư thế cơ thể và các cử chỉ như: ít hoặc không đáp ứng qua lại về xã hội; ít hoặc không chơi các trò qua lại; ít hoặc không đòi hỏi sự chú ý; ít hoặc không bắt chước hành động của người khác; ít hoặc không hứng thú với trẻ cùng tuổi; không biết chơi giả vờ hoặc trò chơi cần tưởng tượng.
- Hành vi định hình và sở thích hạn hẹp: Các hoạt động lặp đi lặp lại giới hạn và định hình được biểu hiện bằng ít nhất một trong những hành vi:
     + Bận tâm bao quanh một hoặc các kiểu vui thích giới hạn và định hình bất thường về cường độ hoặc mức tập trung.

     + Bám dính một cách cứng nhắc rõ rệt đối với các thói quen hoặc các hành vi hằng ngày, đặc biệt không thay đổi, khó thích nghi với môi trường hoặc những thay đổi mới.
    + Các hành vi vận động định hình và lặp đi lặp lại, sử dụng đồ vật, hoặc lời nói rập khuôn lặp lại.
   + Bận tâm thường xuyên với các phần của vật thể, phản ứng khó chịu với âm thanh hoặc bề mặt nào đó, đam mê với ánh sáng hoặc sự chuyển động một cách quá mức.
  DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MẮC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ




                                       CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ
1 Can thiệp trẻ tự kỷ cần tập trung vào :
  • Cải thiện vấn đề giao tiếp, tương tác xã hội, và khả năng ngôn ngữ của trẻ đến mức tốt nhất.
  • Loại bỏ những thói quen xấu, những hành vi kỳ lạ lặp đi lặp lại, và những ảnh hưởng tiêu cực khác đến sự phát triển của trẻ.
  • Cải thiện những triệu chứng khác của rối loạn phổ tự kỷ, giúp cuộc sống của trẻ thoải mái hơn.
  • Tăng cường khả năng độc lập, giúp trẻ học cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định
  • Khám phá và bồi dưỡng những khả năng đặc biệt ở trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn
2 Các phương pháp can thiệp, giáo dục cho trẻ tự kỷ :
1. Phương pháp ABA (ứng dụng phân tích hành vi)
2. Phương pháp TEACCH
3. Phương pháp PECS (hệ thống giao tiếp trao đổi hình)
4. Biện pháp Floortime – DIR
5. Trị liệu hòa nhập cảm giác
6. Hoạt động trị liệu (OT)
7. Phương pháp PCS
8. Biện pháp COMPC
9. Trị liệu phân tâm
10. Phương pháp tâm vận động
12. Trò chơi trị liệu
13. Nghệ thuật trị liệu
  • Âm nhạc trị liệu
  • Vẽ và nặn: 
  • Đồng dao, thơ ca
14. Phương pháp nhóm    
3 Quy trình can thiệp
- Bước 1 : Đánh giá và lập kế hoạch
+Xác định vai trò của những người tham gia
+ Xác dịnh các lĩnh vực can thiệp, mục tiêu cá nhân
+ Các hoạt động và bài tập dự kiến
+ Đo lường hiệu quả
- Bước 2 :
+ Tiến hành can thiệp cho trẻ
+ Tư vấn hỗ trợ tâm lý
+ Hướng dẫn gia đình can thiệp tại nhà
Bước 3 : Theo dõi đánh giá định kỳ
Đánh giá hiệu quả can thiệp 3-6 tháng
+ Trẻ tiến bộ : Tiếp tục hoặc nâng cao chương trình can thiệp
+ Trẻ ít tiến bộ : Phân tích, thay đổi và điều chỉnh phương pháp, chương trình, dịch vụ can thiệp
     Đội ngũ chuyên gia tại Vn House Center bao gồm các thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa Họ đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, đảm bảo mang lại những liệu pháp trị liệu hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Chúng tôi cũng đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo mỗi phương pháp điều trị đều được thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất, mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn cho trẻ.
    Hãy liên hệ với VN House Center để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.


 

Tác giả bài viết: VN House

Nguồn tin: cẩm nang về các dấu hNhận biết trẻ tự kỷ, cách can thiệp sớm cho cha mẹ và giáo viên" Nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội

Thông tin được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng Ngôi Nhà Việt - Vn House Center - Vui lòng ghi rỏ thông tin khi dẫn lại nguồn từ Vnhouse.vn

LIÊN HỆ TƯ VẤN:
  1. Điện thoại: 0984.523.716 - 0984.766.736
  2. Zalo: 0984.523.716
  3. Fage: Phục hồi chức năng VN House
  4. Web: vnhouse.vn
  5. Tik Tok: HOAI PHCN NHI
  6. Messenger: Phục hồi chức năng VN House

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lĩnh vực hoạt động trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng VN House

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU  Trong khám, đánh giá, các thang đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế: ASHWORTH, GMFM, GMFCS, DENVER, ASQ… phát hiện sớm, can thiệp sớm, can thiệp đúng phác đồ với từng trẻ. Can thiệp vận động thô theo mốc phát triển của trẻ:          Kiểm...

Thăm dò ý kiến

Bạn đang quan tâm tìm hiểu về:

Footer
Lịch tư vấn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây