Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống

Thứ tư - 18/09/2024 05:13
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang phía trên của trục cơ thể, vẹo các thân cột sống theo trục của mặt phẳng ngang.
cong vẹo cột sống
cong vẹo cột sống
 
  1. Khái niệm
  Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang phía trên của trục cơ thể, vẹo các thân cột sống theo trục của mặt phẳng ngang.                        
                               
 Cong vẹo cột sống có thể là đơn thuần hoặc cũng có thể đi kèm với những biến dạng bất thường khác về xương như gù ở ngực, ưỡn ở vùng thắt lưng.
  1. Nguyên nhân
+ Nguyên nhân trước sinh ( bẩm sinh ):
  • Do bị bệnh thân nửa đốt sống bẩm sinh
  • Xẹp đốt sống bẩm sinh
  • Bi cứng đa khớp bẩm sinh
              + Nguyên nhân sau sinh:
  • Bị biến dạng xương sống: do chấn thương
  • Mắc bệnh cơ: nhược cơ, thoái hoá cơ tuỷ, loạn dưỡng cơ
  • Do hệ thần kinh: u xơ thần kinh, bại não, tuỷ sống, viêm đa rễ thần kinh…
+ Nguyên nhân khác:
  • Tư thế ngồi sai bị veọ cột sống
  • 2 chân không bằng nhau( bẩm sinh) sẽ làm vẹo cột sống, bàn chân bẹt….
  1. Hậu quả vẹo cột sống ở trẻ em:
  • Quá trình vận động: vẹo cột sống khiến trẻ bị hạn chế khi cúi lưng, nghiêng người trong khi đi lại bị lệch người, không cân đối
  • Hô hấp: nếu trường hợp nặng có thể làm thở gặp khó khăn hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng tới tâm lí: tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới tập luyện thể thao…..
  1. Dấu hiệu nhận biết
  • Một bên mỏm vai nhô cao hơn
  • 2 bên xương bả vai không cân đối
  • Ở tư thế đứng, phần thân bị nghiêng sang 1 bên
  • Cột sống bị cong vẹo
  • Xuất hiện 1 khối gồ trên lưng ( rõ nhất khi trẻ cúi lưng )
  • Cột sống bị ưỡn ra trước hoặc gù ra phía sau
  • Khung chậu bị lệch
  • Khớp háng 1 bên cao hơn bên còn lại
  • Ngấn mông 1 bên cao hơn
  • Khi nằm gập gối, khớp gối không cân đối với nhau
  • Có thể bị liệt một số cơ chi, di tật khác
  • Dựa vào kết quả cận lâm sàng: chụp X-quang.
  1. Bài tập phục hồi chức năng cho trẻ bị vẹo cột sống
   Trẻ cần được can thiệp ngay sau khi phát hiện. Dựa vào từng mức độ nặng, trung bình, nhẹ mà trẻ có các phương pháp, bài tập khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mức độ nhẹ: góc COBB đo được từ 20 độ trở xuống: trẻ cần tập các bài tập về cột sống, tái khám 6 tháng 1 lần
  • Mức độ trung bình: góc COBB đo được từ 20 đ tới 45 độ: nẹp cột sống, tập các bài tập về cột sống, tái khám 6 tháng 1 lần.
  • Mức độ nặng: góc COBB đo được lớn hơn 45 độ, tình trạng tiến triển xấu đi nhanh: phải phẫu thuật chỉnh hình cột sống.
  • Sau đây là một số bài tập chỉnh cong vẹo cột sống
Bài tập 1: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong thắt lưng:
Tiến hành:       
  • Tư thế nằm sấp
  • Hướng dẫn trẻ bắm chặt tay ở bên vai bị thấp hơn vào mép giường. Người hỗ trợ dùng 1 tay nâng 2 chân, 1 tay còn lại đỡ phần eo, quay phần hông trẻ sang phía đối diện với bên lõm cột sống thắt lưng và giữ lại vài giây. Thực hiện 10 lần
Bài tập 2: Tăng sự vận động cột sống thắt lưng:                
Tiến hành:        
  • Tư thế: trẻ ngồi, 2 chân duỗi thẳng và áp sát chân vào nhau, đưa 2 tay ra phía trước sao cho tay chạm vào ngón chân. Giữ vài giây, thực hiện lại 10 lần
Bài tập 3: Điều chỉnh cong vẹo cột sống
Tiến hành:           
Tư thế: ngồi ghế
  • Hướng dẫn trẻ giơ cao tay ở bên vai bị, tay còn lại bám vào mép ghế, giữ vài giây, lặp lại 10 lần
  • Để đồ vật phía đối diện bên bị, hướng dẫn trẻ xoay người để lấy được đồ vật     
                            
Bài tập 4: Điều chỉnh cong veọ cột sống
Tiến hành:        
  • Tư thế: bò, sử dụng 2 tay 2 chân kết hợp chân nọ tay kia
Bài tập 5:  Kéo dãn với xà ngang
Tư thế: đứng thẳng
  • Hướng dẫn trẻ đưa tay bên vai thấp hơn bám vào xà ngang rồi dùng lực kéo lên. Vai đối diện thì hạ xuống, giữ vài giây, lặp lại 10 lần
Bài tập 6: Tập thở sâu
Tư thế: nửa nằm nửa ngồi, lưng tựa vào tường, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay đặt dưới cơ hoành.
Hướng dẫn trẻ hít sâu, bụng phình ra; thở ra, bụng xẹp xuống.
Bài tập 7: Cho trẻ tập bơi
Bài tập 8: Tăng cường cho trẻ tập thể dục, thể thao.
Bài tập 9: Tập mạnh nhóm cơ bên lồi

 Lưu ý: bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kĩ thuật viên có trình độ trước khi cho trẻ tập các bài tập.
            Trường hợp không chắc chắn về kĩ thuật thực hiện, bố mẹ không nên tiến hành tập cho trẻ.
  Đội ngũ chuyên gia tại VN House Center bao gồm các thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa, Họ đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa, đảm bảo mang lại những liệu pháp trị liệu hiệu quả và an toàn cho trẻ.
  Hãy liên hệ với VN House Center để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.












 

Tác giả bài viết: VN House

Thông tin được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng Ngôi Nhà Việt - Vn House Center - Vui lòng ghi rỏ thông tin khi dẫn lại nguồn từ Vnhouse.vn

LIÊN HỆ TƯ VẤN:
  1. Điện thoại: 0984.523.716 - 0984.766.736
  2. Zalo: 0984.523.716
  3. Fage: Phục hồi chức năng VN House
  4. Web: vnhouse.vn
  5. Tik Tok: HOAI PHCN NHI
  6. Messenger: Phục hồi chức năng VN House

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔI NHÀ VIỆT - VN HOUSE CENTER

Là trung tâm tiên phong nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng trong nước và quốc tế vào can thiệp toàn diện. Với đội ngũ nhân viên tâm đức sáng – chuyên môn cao, những thạc sỹ, bác sỹ, chuyên viên phục hồi chức năng, giáo dục đăc biệt... tâm huyết, nhiệt tình...

Thăm dò ý kiến

Bạn đang quan tâm tìm hiểu về:

Footer
Lịch tư vấn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây