Phục hồi chức năng sau bất động gãy xương

Thứ sáu - 26/07/2024 11:50
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, vì nguyên nhân nào đó có thể gặp phải chấn thương khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông.v.v...dẫn đến bị gẫy xương, chấn thương khớp, dây chằng, các phần mềm cơ quan vận động.
Sau gẫy xương thường để lại hậu quả như: cứng khớp, teo cơ, đau nhức và giảm chức năng sinh hoạt, thẩm mỹ.
Hình ảnh hạn chế vần động khớp khuỷu sau đóng kinh kết hợp gãy xương
Hình ảnh hạn chế vần động khớp khuỷu sau đóng kinh kết hợp gãy xương

   Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, vì nguyên nhân nào đó có thể gặp phải chấn thương khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông.v.v...dẫn đến bị gẫy xương, chấn thương khớp,  dây chằng, các phần mềm cơ quan vận động.
 Sau gẫy xương thường để lại hậu quả như: cứng khớp, teo cơ, đau nhức và giảm chức năng sinh hoạt, thẩm mỹ.
 Người bệnh cần được phục hồi chức năng sớm sau gãy xương, cần chịu khó, kiên trì tập luyện và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Mục đích và phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương
I. Giai đoạn bất động sau gãy xương

Sau đóng đinh kết hợp xương

1.1 Mục đích:
- Ở giai đoạn bất động, việc phục hồi chức năng với mục đích phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, loét do đè ép…
- Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, duy trì tầm vận động của khớp tự do, tránh teo cơ, cứng khớp.
- Ở giai đoạn này, thường được chỉ định tại cơ sở y tế, có sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ y tế. Tuy nhiên, người bệnh và người chăm sóc cũng cần có những hiểu biết cơ bản về phục hồi chức năng để tuân thủ, kết hợp giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
1.2 Phương pháp phục hồi:
– Tư thế trị liệu: Đối với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.
– Vận động trị liệu: Đối với vùng gãy xương phải bất động phải thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can. Đối với các khớp tự do không bị cố định nên thực hiện vận động chủ động các khớp hết tầm vận động.
– Giảm đau: Sử dụng điện trị liệu như các dòng điện xung, điện phân, … hoặc có thể sử dụng nhiệt lạnh như chờm lạnh…để giảm đau
– Hoạt động trị liệu: Phải được tiến hành sớm, ngay từ khi cố định xương đến khi hồi phục. Biện pháp tùy theo tổn thương cụ thể của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp.
- Pascia- Movement: giảm đau, giảm sẹo, giảm co rút..
II. Giai đoạn sau bất động
2.1. Mục đích
-  Sau bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường xảy ra tình trạng hạn chế tầm vận động khớp, teo cơ, đau khớp, do đó các hoạt động cần phải thực hiện một cách thận trọng để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên kết).
- Người bệnh sẽ bị đau khi bắt đầu vận động, nhưng đau sẽ giảm dần khi được thực hiện điều trị phục hồi chức năng, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần.
- Chính vì lẽ đó mục đích phục hồi chức năng ở giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng giúp giảm sưng, giảm phù nề, giảm đau; gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính; gia tăng tầm vận động của khớp; gia tăng sức mạnh của cơ; phục hồi chức năng tối đa để người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.
2.2 Phương pháp phục hồi:
- Có thể sử dụng nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, bó parafin ngày 1- 2 lần thời gian từ 20 – 30 phút( người lớn), 10- 15 phút( trẻ em).
- Điện xung ngày 1-2 lần thời gian 10-20 phút.
- Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 3- 5  lần thời gian 20-30 phút.
- Pascia- Movement: Giảm đau, chống co cứng, chống co rút, chống sẹo...
- Vận động trị liệu:
+ Cử động khớp là một cách để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10-15 phút, ngày 4-6 lần. Có thể tập dần từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.
+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy). Riêng tập đi thì người chăm sóc người bệnh và người bệnh phải cố gắng kiên trì. Bởi nếu không thì việc phục hồi sẽ lâu hơn.
  Trên đây, là những nguyên tắc chung trong phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn người bệnh chọn các loại bài tập phù hợp với tình trạng bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.
  Đội ngũ chuyên gia tại Vn House Center bao gồm các thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa Họ đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, đảm bảo mang lại những liệu pháp trị liệu hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Chúng tôi cũng đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo mỗi phương pháp điều trị đều được thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất, mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn cho trẻ.
  Hãy liên hệ với Vn House Center để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.
                                         
        Một số hình ảnh trước -  sau tập Phục hồi chức năng bất động do gãy xương tại tại trung tâm

 

Trước khi tập PHCN
Sau tập PHCN 08 ngày
Sau tập PHCN 08 ngày


 

Tác giả bài viết: VN House

Thông tin được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng Ngôi Nhà Việt - Vn House Center - Vui lòng ghi rỏ thông tin khi dẫn lại nguồn từ Vnhouse.vn

LIÊN HỆ TƯ VẤN:
  1. Điện thoại: 0984.523.716 - 0984.766.736
  2. Zalo: 0984.523.716
  3. Fage: Phục hồi chức năng VN House
  4. Web: vnhouse.vn
  5. Tik Tok: HOAI PHCN NHI
  6. Messenger: Phục hồi chức năng VN House

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lĩnh vực hoạt động trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng VN House

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU  Trong khám, đánh giá, các thang đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế: ASHWORTH, GMFM, GMFCS, DENVER, ASQ… phát hiện sớm, can thiệp sớm, can thiệp đúng phác đồ với từng trẻ. Can thiệp vận động thô theo mốc phát triển của trẻ:          Kiểm...

Thăm dò ý kiến

Bạn đang quan tâm tìm hiểu về:

Footer
Lịch tư vấn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây