VN HOUSE CENTER - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔI NHÀ VIỆT
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Thứ tư - 18/09/2024 05:48
Chậm phát triển trí tuệ (PTTT) là tình trạng: Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm; Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi; Chậm phát triển khả năng thích ứng như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, sở thích, học tập và làm việc.
I. Giới thiệu 1. Chậm phát triển trí tuệ (PTTT) là tình trạng: - Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm - Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi - Chậm phát triển khả năng thích ứng như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, sở thích, học tập và làm việc. 2. Phân loại + Chậm PTTT mức độ nhẹ
- Không cần trợ giúp thường xuyên
- Có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- Có khả năng tự chăm sóc và làm các công việc đơn giản
- Có thể đi học + Chậm PTTT mức độ trung bình
- Cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau
- Có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn, không rõ nghĩa
- Có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu được huấn luyện từ nhỏ
- Có thể đi học, song gặp nhiều khó khăn hơn. + Chậm PTTT mức độ nặng
- Cần sự trợ giúp thường cuyên hằng ngày một cách tích cực
- Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- Không thể đi học. + Chậm PTTT mức độ rất nặng
- Cần sự trợ giúp đặc biệt thường xuyên ở mức độ cao nhất
- Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói
- Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản
- Không thể đi học. II. Tổng hợp một số biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và vận động Trẻ chậm phát triển trí tuệ được diễn ra với nhiều mức độ khác nhau. Do sự khiếm khuyết về phát triển não bộ cùng với các khả năng bao gồm kỹ năng giao tiếp kém, IQ thấp,...
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh có con chậm phát triển. Tùy vào tình trạng của trẻ mà các chuyên gia sẽ có phương pháp can thiệp hiệu quả và phù hợp nhất. Dưới đây là tổng hợp 5 biện pháp can thiệp sớm cho tình trạng chậm phát triển ở trẻ mà cha mẹ nên biết: 1.Vận động trị liệu Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và toàn thân
- Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lòng bàn tay, mu tay, nhào cơ, rung cơ bắp tay, cánh tay.
- Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lòng bàn chân- mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân đùi.
- Xoa bóp cơ lưng: Trẻ nằm sấp trên giường , ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống – cạnh xương chậu. Hàng ngày các bậc phụ huynh nên xoa bóp cơ tay chân và toàn thân cho trẻ. Cha mẹ có thể lưu ý là đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp để thực hiện xoa bóp nhằm giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Và tránh các tác động mạnh khiến trẻ bị đau và hoảng sợ. Bài tập 2: Tạo thuận nâng đầu bằng tay
- Mục tiêu: giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn
- Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế gập háng và gối.
Một tay ta cố định trên mông trẻ, tay kia dùng ngón
trỏ và ngón giữa ấn day mạnh dọc theo hai bên
đốt sống cổ xuống thắt lưng.
- Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình. Bài tập 3: Tạo thuận lẫy
- Mục tiêu: giúp trẻ lật ngửa sang sấp
- Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa, chân phía dưới duỗi, gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ đã nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.
- Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp. Bài tập 4:Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn hoặc trên ghế
- Mục tiêu: tăng khả năng điều chỉnh thân mình để giữu thăng bằng
- Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên sàn, dùng hai tay cố định hai đùi trẻ,
đẩy nhẹ người trẻ sang hai bên, ra trước sau. Để trẻ tự điều
chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.
- Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chính thân mình
để giữ thăng bằng. Bài tập 5: Tạo thuận bò trên đùi
- Mục tiêu: Tăng khả năng giữ thăng bằng thân mình
ở tư thế bò.
- Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, chân dưới gập, chân
trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ,
tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về
phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi trẻ bò.
- Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên,
thân mình thẳng. Bài tập 6: Tạo thuận ngồi xổm và ngồi đứng dậy
- Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế
ngồi xốm
- Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ ở phía sau trẻ,
dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng
của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xồm,
bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.
- Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân
mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút,... Bài tập 7: Tạo thuận đứng bám có trợ giúp bằng tay
- Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng
- Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước
bàn với hai chân để rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định
ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.
- Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở
tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối,
bàn chân đặt vuông góc xuống sàn. 2. Hoạt động trị liệu
Cha mẹ nên áp dụng hoạt động trị liệu qua những bài huấn luyện kỹ năng sau: - Vận động tinh của hai bàn tay: Kỹ năng cầm đồ vật, kỹ năng với cầm đồ vật
Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: Kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân hoặc kỹ năng nội trợ.
Kỹ năng nghề nghiệp: Chọn nghề hoặc học nghề như thế nào cho phù hợp
Đối với phương pháp hoạt động trị liệu, cha mẹ cần lưu ý nên chia hoạt động cần dạy trẻ thành từng bước nhỏ, sau đó giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó rồi dạy trẻ thực hiện từng bước. Nên để trẻ làm tốt một bước rồi giảm dần sự trợ giúp và chuyển sang dạy trẻ bước tiếp theo cho trẻ tự lập. 3. Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu bao gồm huấn luyện về giao tiếp và ngôn ngữ. Cụ thể như sau: 3.1. Kỹ năng tập trung - Kích thích trẻ nhìn: Tăng khả năng quan sát và tương tác mắt cho trẻ qua các hành động như lăn bóng, đưa/giấu đồ chơi để trẻ nhìn theo và đi tìm, cho trẻ quan sát nét mặt mình khi nói chuyện,...
Kích thích trẻ nghe: Cha mẹ có thể cho trẻ chơi các trò chơi tạo ra tiếng động như xúc xắc, bắt chước tiếng các con vật,... để trẻ có thể nghe và bắt chước theo.
Huấn luyện kỹ năng tập trung cho trẻ bằng cách tạo ra sự kích thích ở trẻ để trẻ tăng khả năng nhìn, nghe ở bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chơi với trẻ cần quan sát nét mặt của trẻ và quan sát quá trình phát triển của trẻ. 3.2. Kỹ năng bắt chước và lần lượt - Bắt chước: Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động lành mạnh để trẻ có thể học hỏi qua việc bắt chước nét mặt, cử chỉ hành động cơ thể, phát âm thanh và từ ngữ khi giao tiếp,.. - Lần lượt: Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không biết đáp ứng hoặc phản ứng lại. Cha mẹ nên thực hiện hành động mẫu sau đó gọi trẻ đáp ứng hoặc làm theo. 3.3. Huấn luyện kỹ năng chơi
Cha mẹ nên kết hợp các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động thô (bò, trườn, đứng, đi), khám phá thế giới xung quanh, giải quyết vấn đề,.. thông qua trò chơi vận động, trò chơi mang tính xã hội, để trẻ có thể học thêm nhiều điều. 3.4. Kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ - Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Qua cách diễn đạt lời nói, phát triển kỹ năng hiểu ngôn ngữ ở trẻ chậm phát triển.
Giao tiếp bằng cử chỉ: Có thể giao tiếp với trẻ thông qua các cử chỉ như ánh mắt, cử động của cơ thể như giơ tay, gật đầu, lắc đầu, chỉ tay, với tay về phía trẻ hoặc đồ vật.
Giao tiếp qua dấu hiệu, tranh ảnh, biểu tượng: Sử dụng tranh, ảnh, biểu tượng, dấu hiệu qua thẻ tranh hoặc sách, truyện để trẻ bắt chước và lặp lại nhiều lần.
Kỹ năng đi học và đến trường: Cha mẹ nên trang bị cho bé các kỹ năng học đường trước khi đưa bé đến trường học.
3.5. Liệu pháp tâm lý Phương pháp trị liệu tâm lý có thể sẽ giúp trẻ phục hồi tốt về mặt tinh thần, cảm xúc. Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường khó có thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của bản thân. Trẻ rất dễ xúc động, hay lo lắng và sợ hãi quá mức, thậm chí còn thực hiện hành vi tiêu cực.
Trị liệu tâm lý sẽ giúp trẻ ổn định hơn về hành vi, nhận thức và điều chỉnh những thói quen tiêu cực. Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho trẻ nhỏ trao đổi trực tiếp với chuyên gia để thay đổi suy nghĩ, kiểm soát sự căng thẳng của mình theo hướng lành mạnh hơn. 3.6. Can thiệp giáo dục Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được can thiệp giáo dục ngay từ sớm, cha mẹ nên cho trẻ theo học tại các trường chuyên biệt để được hỗ trợ ở môi trường tốt.
Theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho trẻ tham gia giáo dục ngay từ nhỏ, bắt đầu khoảng 3 tháng tuổi và kéo dài cho tới khi trẻ có thể phục hồi tốt và bình thường.
Tại trường học, trẻ sẽ được hỗ trợ nâng cao kỹ năng trong cuộc sống để trở nên tự tin, thoải mái hơn bằng các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp để có thể đáp ứng tốt mức độ phát triển. Đồng thời, quá trình nay vẫn có sự can thiệp từ cha mẹ và người thân. III. Nguyên tắc và mục tiêu trong quá trình phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Để phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm tối đa thời gian. Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc và mục tiêu của từng biện pháp là điều cần thiết.
Can thiệp sớm ngay sau khi trẻ được chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ
Can thiệp về giao tiếp và ngôn ngữ phải đồng thời với các biện pháp như vận động, hoạt động trị liệu
Can thiệp phục hồi chức năng phối hợp với giáo dục tại trung tâm/ trường học chuyên biệt cho trẻ
Cha mẹ nên nhanh chóng tìm hiểu địa chỉ khám cho trẻ chậm phát triển ở đâu hiệu quả để đưa trẻ đến thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa tư vấn hỗ trợ kịp thời phối hợp với sự can thiệp tại nhà
Đánh giá mức độ phát triển theo thời gian khoảng 6 tháng/lần qua các kỹ năng vận động tinh- thô, ngôn ngữ - giao tiếp, cá nhân – xã hội, trí tuệ
Nói chuyện nhiều với trẻ dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to. Trẻ phải được hiểu biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói
Tốc độ và mục tiêu phát triển phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển phụ thuộc vào nguồn chăm sóc và gia đình
Cha mẹ nên kèm theo lời khen ngợi, động viên khi trẻ thực hiện thành công mỗi kỹ năng.
Biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có thể gặp nhiều cản trở và khó khăn. Thời gian đầu có thể không đáp ứng tốt các biện pháp nên phụ huynh cần nỗ lực và kiên trì đồng hành cùng trẻ vượt qua. Cha mẹ cũng đừng quá lo lắng vì khả năng phục hồi ở trẻ nhỏ sẽ nhanh và khả quan hơn rất nhiều. Đội ngũ chuyên gia tại VN House Center bao gồm các thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa, Họ đều có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa, đảm bảo mang lại những liệu pháp trị liệu hiệu quả và an toàn cho trẻ. Hãy liên hệ với VN House Center để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Tác giả bài viết: VN House
Thông tin được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng Ngôi Nhà Việt - Vn House Center - Vui lòng ghi rỏ thông tin khi dẫn lại nguồn từ Vnhouse.vn
VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
Trong khám, đánh giá, các thang đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế: ASHWORTH, GMFM, GMFCS, DENVER, ASQ… phát hiện sớm, can thiệp sớm, can thiệp đúng phác đồ với từng trẻ.
Can thiệp vận động thô theo mốc phát triển của trẻ:
Kiểm...